HOÀNG KỲ YUN WEN TANG HUANG QI
320,000 VND
còn 998 hàng
Gọi ngayXuất xứ: Trung Quốc/Trọng lượng: 250g
Giới thiệu chung về Hoàng kỳ:
Hoàng kỳ (tên khoa học là Astragalus membranaceus) thuộc họ Đậu/ Cánh bướm (Fabaceae) là một loại cây thuốc quý, dạng cây thảo sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng phân nhiều cành, cao khoảng 6 – 70cm. Rễ hình trụ đường kính 1 – 2cm, dài và đâm sâu, dai rất khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay màu vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 15 – 25 lá chét hình trứng dài, trên trục lá có lông trắng, lá kèm mọc rời, lá kèm phía dưới hình trứng tròn, lá kèm phía trên hình mác. Lá chét có từ 8 – 13, dài từ 6 – 20m, rộng 3 – 8mm, đầu lá nhọn hoặc tròn. Hoa tự dài hơn lá. Cuống hoa tự dài 4 – 12cm, lá bắc hình mũi mác ngắn hơn lá dài. Đài hoa hình chuông xẻ răng cưa ngắn. Tràng hoa màu vàng nhạt. Nhị đực 10, xếp thành 2 bó. Quả loại đậu hình bán nguyệt bẹt, dài 2,5cm, rộng 9mm, có lông dính dát quả, đầu quả dài ra thành hình gai nhọn. Ở Trung Quốc mùa hoa vào tháng 6 – 7, quả tháng 8 – 9.
Hoàng kỳ phát triển mạnh ở vùng đất pha cát, mọc nhiều tại tỉnh Tứ Xuyên, Hoa Bắc, Bửu Kê, Diên An, Du Lâm, Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc ở Trung Quốc. Còn ở nước ta, thảo dược này đã được di thực vào Đà Lạt và Sapa nhưng số lượng không nhiều.
Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ (Radix Astragali)
Thu hái rễ ở cây từ 3 năm tuổi trở lên nhưng tốt nhất là cây có từ 6 – 7 năm tuổi. Thường thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sau khi đào rễ về, đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và 2 đầu, sau đó dùng sấy hoặc phơi khô.
Nên chọn thứ rễ nhiều thịt, to mập, ruột vàng và thịt dai. Rễ sau khi bào chế có hình trụ dài, đường kính từ 1.5 – 3.5cm, bên ngoài có màu nâu xám, vàng tro và có vân chạy dọc. Ruột có màu vàng, dai và ít xơ.
Rễ hình viên trụ, rắn và có bột, ít khi phân nhánh, trên thô dưới nhẵn, dài 30 – 60cm, đường kính 1,5 – 3,5cm. Mặt ngoài màu vàng tro hoặc nâu xám, có những vân dọc. Mặt bẻ có những sợi cứng và xơ. Chất mềm xốp và cứng, vỏ ngoài màu trắng, chính giữa màu trắng vàng, giữa hai lớp có vòng màu nâu nhạt, có nhiều củ có khe từ chính giữa phát lan ra. Rễ to mập nhiều thịt ít xơ, dai bền, ruột vàng là tốt.
Có thứ vỏ đen (gọi là Hắc kỳ) thịt vàng. Có thứ còn non (gọi là Nộn kỳ) thịt trắng nhiều bột không xơ là thứ thượng phẩm. Có khi người ta giả Hắc kỳ bằng cách nhuộm đen Hoàng kỳ, nhưng khi rửa thì hết đen (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Hoàng kỳ được bào chế theo những cách:
– Sinh kỳ (Hoàng kỳ sống): Đem rễ ủ cho mềm, thái thành miếng mỏng 1 – 2mm, đem phơi khô hoặc sấy nhẹ.
– Chích kỳ (Hoàng kỳ tẩm mật sao): Hòa mật ong với nước sôi. Thái phiến, đem ủ trong nước mật, sau đó sao vàng cho đến khi cầm không thấy dính là được. Để dược liệu nguội, bảo quản dùng dần. Cứ 10kg Hoàng kỳ thì dùng 2.5 – 3kg mật ong để tẩm.
Bảo quản: nơi cao ráo, nơi ẩm dễ hư. Khi đã tẩm mật thì không nên để lâu.
Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng tiêu thũng, sinh cơ, cố biểu, mạnh gân xương, ích vệ và lợi thủy. Vị thuốc này không chỉ được sử dụng trong phạm vi y học cổ truyền mà còn được ứng dụng trong y học hiện đại để chữa chứng lupus ban đỏ, sa dạ dày, xuất huyết trĩ, suy nhược cơ thể.
Thành phần hóa học:
Hoàng kỳ chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm Cholin, Acid amin, Betain, Alcaloid, Sacarose, Glucose, Soyasaponin, Linolenic acid, Palmatic acid, Coriolic acid, beta-Sitosterol, Protid, Vitamin P, Acid folic, Kumatakenin,…
Tác dụng dược lý của Hoàng kỳ
Tác dụng của Hoàng kỳ theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
– Chất Astragalosid IV trong dược liệu có tác dụng đối với hệ miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan, kháng virus.
– Isoflavonoid trong Hoàng kỳ có tác dụng chống thiếu máu cục bộ, chống oxy hóa, kháng viêm đối với bệnh viêm khớp mãn tính và ức chế virus gây hại.
– Tác dụng trên hệ miễn dịch: Chiết xuất Polysaccharid trong Hoàng kỳ giúp làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu đa nhân và đại thực bào, từ đó điều chỉnh chức năng tế bào T, tăng hoạt tính interkeukin-2 và tăng chức năng miễn dịch của cơ thể.
– Tác dụng đối với tim mạch: Dược liệu có tác dụng tăng cường co bóp tim – tác dụng rõ nhất ở những trường hợp suy tim.
– Tác dụng lợi niệu: Có tác dụng lợi niệu khi mới dùng nhưng sử dụng kéo dài thì không nhận thấy tác dụng rõ rệt.
– Tác dụng chống viêm: Astramembrannin trong dược liệu có tác dụng ức chế tính thấm của mao mạch do histamine và serotonin ở liều tiêm tĩnh mạch 50mg/ kg.
– Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu có tác dụng ức chế lỵ Shigella, phế cầu, liên cầu khuẩn dung huyết và tụ cầu vàng.
– Tác dụng phát triển cơ thể và kéo dài tuổi thọ: Trong nuôi cấy tế bào in vitro nhận thấy dược liệu làm tăng hoạt động của tế bào, kéo dài tuổi thọ và giúp tế bào tăng trưởng nhanh hơn.
– Tác dụng hạ áp: Hoàng kỳ có tác dụng giãn mạch nên có thể làm hạ huyết áp.
– Tác dụng bảo vệ gan: Dược liệu làm tăng albumin, protein trong huyết thanh, bảo vệ gan và giảm hàm lượng glycopen trong cơ quan này.
– Tác dụng đối với tử cung: Hoàng kỳ gây co bóp ở ruột thỏ cô lập nhưng gây hưng phấn đối với tử cung cô lập ở chuột cống có thai.
Độc tính: Hoàng kỳ có độc tính thấp.
Tác dụng của Hoàng kỳ theo Đông Y:
– Hoàng kỳ dùng sống có tác dụng tiêu thũng, sinh cơ, ích vệ, lợi thủy, cố biểu, mạnh gân xương, trưởng nhục, bổ huyết, trường phong, phá trưng tích và thác độc. Dùng nướng có tác dụng bổ trung và ích khí.
– Chủ trị: Bệnh phong hủi, các bệnh ở trẻ nhỏ, ung nhọt lở loét lâu ngày, phong tà khí, gầy ốm, tiêu chảy, đau bụng, hư suyễn, hàn nhiệt, tai diếc, thận hư suy, vết thương lâu liền miệng, viêm thận mãn, tiểu đường,…
Cách dùng và liều lượng dùng:
Có nhiều cách sử dụng Hoàng kỳ:
– Uống trà: cho khoảng 5 – 10g Hoàng kỳ vào nước đun sôi khoảng 10 – 20 phút để làm nước trà uống. Có thể đun đi đun lại cho đến khi nước nhạt.
– Có thể kết hợp Hoàng kỳ với các loại thảo dược và thực phẩm khác để tăng thêm hiệu quả của trà, như: táo tàu khô, ngũ vị tử, cam thảo, quế chi, hồng hoa, kỷ tử….
– Dùng Hoàng kỳ để nấu cháo, nấu thịt, hầm hoặc kết hợp cùng thuốc bắc, các thảo dược khác nhằm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh, tăng cường sức khỏe, trong các bài thuốc như: trị phong thấp, phòng ngừa cảm cúm và viêm phế quản, cải thiện chứng suy nhược, giảm đau xương khớp, chữa chứng lupus ban đỏ,…
Liều dùng:
Mỗi ngày, sử dụng tối đa 15g Hoàng kỳ, nếu quá liều sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn, sinh ra mẫn cảm, kích động, hai má ửng đỏ hoặc xuất hiện các triệu chứng khác.
Lưu ý:
– Không nên dùng Hoàng kỳ cho người bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc người đang bị bệnh nhiễm trùng hoặc bị sốt.
– Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
– Nếu đang dùng thuốc điều trị, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Hoàng kỳ.
– Hoàng kỳ có khả năng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, nó có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc cyclosporine và các loại thuốc cortisone. Vậy nên tránh sử dụng các loại thuốc này hoặc các loại thuốc kích thích hệ miễn dịch khác cùng với nhau.
– Nên hỏi bác sĩ về cách sử dụng Hoàng kỳ ở các dạng bào chế khác nhau của nó. Đặc biệt, nếu cần dùng Hoàng kỳ dưới dạng tiêm, thì cần có sự giám sát của bác sĩ hoặc thầy thuốc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.