Trà hoa cúc đường phèn
155,000 VND
còn 10 hàng
Gọi ngayThông tin sản phẩm:
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc vàng sấy khô, có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae. Được người cổ đại ở châu Á sử dụng làm thuốc từ 500 năm trước Công Nguyên, được ghi chép trong Thần Nông Bản Thảo Kinh – một trong những sách cổ nhất về nông nghiệp và cây thuốc. Vào khoảng thế kỷ 12 thì dược lý của cúc hoa được diễn giải rõ ràng hơn.
Hoa cúc vàng có chứa nguồn dưỡng chất dồi dào: Bisalobol (levomenol), apigenin, Vitamin A, Natri, Kali, Canxi, Đồng, Sắt, Magie, Mangan, Kẽm, chất xơ, Riboflavin, Thiamin, Cacbonhydrat, Beta-carotene, flavonoid,… vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não, chữa suy nhược thần kinh, chống kích ứng, chống viêm, tăng sức đề kháng với các loại vi khuẩn có hại, an thần, tăng cường trí nhớ, làm đẹp da, phòng chống và làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư, kích thích quá trình tự phục hồi của da, trị chóng mặt, đau đầu, mắt đỏ, hoa mắt, hỗ trợ tim mạch, ổn định huyết áp,…
Trà thực chất vốn là cách thức chiết lấy các chất có lợi bên trong các loại hoa, thảo mộc bằng cách ngâm chúng trong môi trường nước nóng sau một khoảng thời gian nhất định. Và trà hoa cúc cũng vậy, các thành phần trong hoa cúc phân tán trong nước nóng, kết hợp với kỷ tử, đường phèn, mật ong,… vừa tăng hương vị, vừa bổ sung dưỡng chất giúp dưỡng nhan và hỗ trợ sức khỏe.
Sản xuất theo quy trình gia truyền, đóng thành viên, nên còn được gọi là trà viên, mỗi viên gồm: hoa cúc vàng, đường phèn. Mỗi lần pha, chỉ cần lấy 1 viên, cho vào cốc nước nóng chờ đường tan, hoa nở và thưởng thức.
Đối tượng thích hợp sử dụng:
– Người hay bị chứng mất ngủ, giấc ngủ không sâu, hay giật mình.
– Người bị nóng, bứt rứt khó chịu, tinh thần hay bị căng thẳng, khó tập trung.
– Người có chế độ ăn kiêng, cần bổ sung dưỡng chất và thanh lọc cơ thể.
– Người thường xuyên dùng bia rượu.
– Người hay bị đau lưng, táo bón.
– Người bị tiểu đường.
– Người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít di chuyển, ăn uống không đủ chất.
– Phụ nữ mãn kinh bị bốc hỏa, tính khí thay đổi thất thường, dễ cáu gắt,…
Công dụng:
Nghiên cứu mới tại Mỹ phát hiện hóa chất tự nhiên apigenin có trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và tăng hiệu quả thuốc trị ung thư. Với các nghiên cứu được tiến hành trên ống nghiệm, apigenin có khả năng chống lại các tế bào ung thư, nhất là các loại ung thư vú, da, tử cung ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người uống trà hoa cúc thường xuyên (2-6 lần/ tuần) có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp thấp hơn nhóm người không sử dụng trà hoa cúc.
Giàu chất chống oxy hóa, chất chống viêm, chống vi khuẩn và kháng sinh trong tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là chủng streptococcus và staphylococcus, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da, đau mắt đỏ, viêm phổi, viêm màng não, giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm gan cấp tính.
Làm dịu các cơn đau bụng kinh: tăng lượng glycine trong nước tiểu – một hợp chất giúp ổn định sự co thắt cơ, giúp giảm các chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt.
Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch: trong hoa cúc chứa nhiều flavones, là một chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp làm giảm huyết áp, giảm cholesterol, hỗ trợ làm giảm các cơn đau thắt ngực và làm dịu bớt các cơn đau ngực có nguyên nhân bệnh động mạch vành.
Giúp giải nhiệt, giảm tích độc tố, giảm tình trạng ngứa, làm dịu mẩn đỏ, phát ban trên người do nội nhiệt.
Giải cảm: nhiều thầy thuốc đông y Trung Quốc đã sử dụng trà hoa cúc như phương thuốc chữa phong hàn hoặc cảm lạnh, nhức đầu, và sốt cao, giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh đáng kể.
Tác dụng với mắt: cải thiện sức khỏe cho đôi mắt, cải thiện thị lực với người mắt mờ, tầm nhìn kém, mắt hay bị đau nhức, khô do đọc sách, làm việc nhiều bên máy tính.
Giải độc, nhuận gan, cải thiện chức năng gan, tiêu trừ mụn nhọt, ghẻ lở, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan cấp tính.
Ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về huyết áp, chữa các chứng mất ngủ, giúp an thần, cải thiện sức khỏe hệ thần kinh, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, ngon giấc hơn,
Tăng cường hệ miễn dịch: giảm các biểu hiện cảm cúm, viêm mũi, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường chức năng kháng khuẩn.
Giảm đau đầu: có các thành phần giúp thư giãn, tăng cường chức năng hệ thần kinh, giảm đau đầu, chóng mặt, hạn chế các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
Giảm mỡ máu, hỗ trợ đánh tan mỡ thừa hiệu quả, giúp giảm cân mang đến bạn vóc dáng thon thả nhất.
Kiểm soát đường huyết, phòng ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm tình trạng trướng bụng, đầy hơi.
Trị hôi miệng, khô miệng, khó nuốt,…
Chữa quầng thâm, hạn chế bọng mắt.
Giúp trẻ hóa da, kích thích quá trình trao đổi chất, tái tạo làn da, chống lại các gốc tự do, giảm nếp nhăn, cải thiện tình trạng da xỉn màu,…
Thành phần:
100% thiên nhiên: hoa cúc vàng, đường phèn, mật ong.
Không chất bảo quản, không phụ gia, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hướng dẫn sử dụng:
Cho 1 viên trà vào ly, pha với 180ml – 200ml nước sôi (80 – 90 độ C), ngâm từ 2 – 5 phút là có thể dùng.
Lưu ý:
Có thể hãm cùng ít táo đỏ hay táo lát.
Tốt nhất là dùng nóng, nhưng nếu muốn dùng lạnh thì sau khi ngâm, lắc đều, để nguội bớt rồi cho thêm đá, hoặc cất vào ngăn mát tủ lạnh.
Nên uống sau lúc ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
Để tăng hiệu quả tác dụng của trà hoa cúc, khi dùng có thể pha chung với một số loại thảo dược khác như quả la hán, táo đỏ…
Đối với những người đang mắc bệnh cảm cúm, đặc biệt vào mùa đông, có thể tăng cường sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể bằng cách pha trà hoa cúc với ít mật ong hay kim ngân hoa.
Để cải thiện thị lực, có thể uống trà hoa cúc với nhãn nhục, kỷ tử, táo đỏ. Ngoài ra, sự kết hợp này cũng rất tốt cho những người đang suy giảm chức năng gan, người mệt mỏi, suy yếu,…
Có thể sử dụng thường xuyên như một thức uống thảo mộc có lợi, thay thể các đồ ngọt, đồ uống có ga thông thường, nhất là sau khi ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn mặn, lao động, vận động nhiều, ra mồ hôi nhiều.
Khi dùng trà nên dùng kèm các đồ ăn nhẹ, ngọt, giúp cải thiện hương vị trà, đồng thời làm tăng đường huyết. Không nên dùng trà khi đói, vì lúc đói đường huyết cơ thể giảm, dùng trà lúc này sẽ làm loãng axit dịch vị, gây ức chế dịch vị, cản trở tiêu hóa,… dẫn tới hiện tượng say trà, khiến cơ thể hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn,…
Không dùng trà để uống thuốc, do trong trà có nhiều thành phần hoạt chất, có thể phản ứng với các thành phần của thuốc, làm giảm, mất tác dụng của thuốc hoặc trong trường hợp xấu có thể gây ra các tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe trước khi dùng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.