Nhân sâm Hàn Quốc là một trong những loại thảo dược tự nhiên được hàng triệu người trên thế giới tìm kiếm và săn lùng bởi công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại cho sức khỏe con người. Thế nhưng trước khi quyết định chọn mua nhân sâm để bồi bổ sức khỏe, hãy tìm hiểu kỹ những thông tin sau đây để việc sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất.
1. Thông tin cần biết về nhân sâm Hàn Quốc
Tên gọi: Nhân sâm Hàn Quốc là một trong những vị thuốc quý bồi bổ sức khỏe hiệu nghiệm. Nhan sam Hàn Quốc thuộc họ Araliaceae còn gọi là ngũ gia bì. Người ta dựa vào hình dáng của loại cây này để gọi tên chúng. Rễ cây sâm Hàn Quốc có hình dạng hơi giống hình người, thường được gọi là củ nhân sâm. Ở những điều kiện khác nhau thì chất lượng sâm sẽ khác nhau. Theo các nhà khoa học, với điều kiện môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng như ở Hàn Quốc là nơi giúp cho nhân sâm phát triển tốt nhất. Vì thế trong các loại nhân sâm thì sâm Hàn Quốc luôn được đánh giá vượt bậc về giá trị và chất lượng.
Nguồn gốc: Ban đầu loại cây này mọc hoang nhưng sau khi biết được công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Con người đã nhân giống chúng ở nhiều nơi, trong đó Hàn Quốc được xem là xứ sở nổi tiếng của hàng loạt loại sâm chất lượng.
Phân loại: Để đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng, ngành nhân sâm Hàn Quốc đã cho ra đời nhiều loại sâm khác nhau, phân biệt chúng dựa vào hình dáng và công dụng. Các loại sâm Hàn Quốc phổ biến gồm:
– Hồng sâm: Sâm tươi nguyên củ được làm sạch sau đó hấp cách thủy hàng giờ liền. Khi lượng nước trong củ nhân sâm chỉ còn 14-15%, lược bỏ rễ con và tiếp tục đem sấy khô ở môi trường tự nhiên. Lúc này, củ sâm chuyển màu nâu sậm và phần ruột có màu hồng đỏ nên được gọi là Red Ginseng, tức Hồng sâm.
Hồng sâm Hàn Quốc mang đến những giá trị sức khỏe không thể đong đếm.
– Bạch sâm: Nếu những củ sâm tươi được chọn lọc đạt tiêu chuẩn mới dùng để chế biến hồng sâm thì bạch sâm lại là những củ sâm kém chất lượng hơn một chút. Những củ sâm này được làm sạch và chần qua nước sôi vài phút. Sau đó được tẩm đường và phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ không quá 600 độ C. Điểm nhận dạng bạch sâm có màu trắng ngà, vằn hình tia, thơm xốp và có vị ngọt.
– Hắc sâm: Đây là một trong những loại sâm quý của Hàn Quốc – được ví như 1 công trình khoa học mang tính đột phá cao của ngành sâm Hàn Quốc. Hắc sâm Hàn Quốc trải qua quá trình phơi sấy 9 lần liên tục theo công nghệ hiện đại, cho ra chất lượng sâm thượng hạng với hàm lượng Saponin cao nhất.
100% sâm củ tươi trải qua 9 lần chưng hấp mới tạo thành hắc sâm. Đặc biệt, hắc sâm thành phẩm có lượng saponin mỗi loại tăng từ 2-40 lần.
Các chế phẩm từ sâm: Do nhu cầu sử dụng sâm của nhiều đối tượng nên nhân sâm Hàn Quốc được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như: Cao hồng sâm, bột hồng sâm, trà hồng sâm, kẹo hồng sâm, sâm lát tẩm mật ong, viên hồng sâm (dạng nén),…
2. Những lưu ý trước khi chọn mua nhân sâm tươi Hàn Quốc
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nhân sâm được rao bán với mức giá và xuất xứ khác nhau từ nhiều nước như: Trung Quốc, Triều Tiên,… Mỗi loại sẽ có những công dụng và mức độ hiệu quả riêng. Tuy nhiên, nếu bạn là tín đồ của nhân sâm Hàn Quốc. Để chọn được nhân sâm chính chủ Hàn Quốc, bạn có thể tham khảo một vài đặc điểm nhận dạng sau đây:
Cách phân biệt nhân sâm tươi Hàn Quốc với nhân sâm Trung Quốc
– Dựa vào hình dáng: Nhân sâm Hàn Quốc có đầu tròn, chắc và to, thân củ sâm có hình dạng giống người, trọng lượng nặng, cầm chắc tay.
Trong khi đó nhân sâm Trung Quốc thì dài và nhọn, thân sâm có hình dáng không rõ ràng, trọng lượng củ sâm nhẹ. Ruột nhân sâm Trung Quốc xốp, chất lượng kém hơn, đầu củ sâm mềm, rễ sâm có hình dáng không rõ ràng và bám nhiều hơn ở thân củ (thay vì chân sâm như nhân sâm Hàn Quốc).
Nhân sâm tươi Hàn Quốc
– Dựa vào màu sắc: Nhân sâm Hàn Quốc có màu vàng tự nhiên. Sau khi thu hoạch vẫn còn lớp đất bám lên trên. Thân củ sâm tươi Trung Quốc sạch sẽ, không có lớp đất bám xung quanh.
– Dựa vào mùi hương: Sâm Hàn Quốc có mùi thơm nồng đặc trưng của sâm, Còn sâm Trung Quốc có mùi thơm nhẹ hơn, lẫn chút mùi bùn đất.
Đoán độ tuổi của nhân sâm Hàn Quốc: Trong các loại sâm, sâm 6 năm tuổi của Hàn Quốc là loại sâm được ưa chuộng nhất, nhận biết sâm 6 năm tuổi thông qua:
– Đốt rễ sâm: Sau mỗi năm rễ sâm sẽ mọc thêm 1 đốt mới nên dựa vào rễ sâm, bạn có thể tính được độ tuổi khá chính xác của nó.
Khi cắt đôi củ nhân sâm Hàn Quốc, sâm 6 năm là có 5 đường vân.
– Ruột củ sâm: Khi cắt ngang củ sâm (cách 2-3cm từ đầu củ sâm) thấy số vân trong ruột càng nhiều thì củ sâm càng nhiều tuổi. Sâm có 5 đường vân tròn trên thân thì sâm đó 6 năm tuổi.
Ngoài những cách trên còn có thêm một cách là so sánh đầu, cổ so với thân sâm, nếu thân sâm bằng với cổ thì củ nhân sâm đó 6 năm tuổi, nhỏ hơn thì củ sâm đó chưa đến.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sâm giả thường bị nhầm lẫn, nắm được các đặc điểm sâm thật và sâm giả, bạn sẽ chọn được loại sâm chất lượng cho gia đình.
Một số loại sâm giả đang rao bán trên thị trường
Sâm giả từ sâm đất: Có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 – 20cm. Đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên dễ bẻ gãy, mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt.
Sâm giả từ đậu đũa: Thường thấy có hình trụ, hình thoi hay hình nón, ít nhánh, dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng 0,5 – 1,5 cm, bên ngoài có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm trắng, nhỏ. Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi tương đối nhỏ, chất cứng và giòn, nên dễ bẻ gãy. Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có mùi tanh của đậu.
Sâm giả từ thương lục: Sâm giả có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần. Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen. Đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng, đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.
Sâm giả từ sơn oa cự: Rễ chính có hình nón và hơi dẹt, dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to, mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình dạng giống như rễ chính. Bề mặt có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của râu rễ, vị hơi đắng.
Sâm giả từ hoa sơn sâm: Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần xuống dưới, dài khoảng 9 -14cm. Bên ngoài có màu nâu nhạt. Phần trên của rễ là thân rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên. Sau khi gia công có 3 loại là màu vàng, màu nâu tro hơi trong hay màu nâu. Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát.
Diệu Linh
Ảnh: Internet
Delicacy/Thưởng thức tinh hoa